NHỔ RĂNG KHÔN: NÊN HAY KHÔNG? KHI NÀO CẦN THIẾT PHẢI NHỔ?

Răng khôn là gì? Răng khôn, thường được gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba, thường mọc trước tuổi 25 và chúng được gọi là răng khôn vì chúng mọc ở độ tuổi trưởng thành. Thông thường lúc bạn ở độ tuổi 17-21 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu xuất hiện trên miệng và mỗi người có 4 răng khôn mọc ở 4 góc hàm. Tuy nhiên một số trường hợp không đủ cả 4 răng khôn và điều đó là bình thường (theo nghiên cứu có đến ít nhất 53% người chỉ có ít nhất 1 răng khôn).

Khi nào cần nhổ răng khôn? Đối với một số người, răng khôn không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của họ, bởi chúng “đến và đi như một cơn gió nhẹ nhàng “, thậm chí có người còn không biết đến thời điểm răng mọc; nhưng đối với những người khác, mọc răng khôn có thể trở thành một vấn đề nan giải nếu răng khôn mọc chồng chéo, mọc sai vị trí hoặc mọc ngầm.

Vì thế, cần khám răng định kỳ hai lần một năm để nha sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.  Nếu nha sĩ phát hiện vấn đề đáng lo ngại nào về răng khôn của bạn, họ sẽ kiểm tra chuyên sâu hơn và tiến hành chụp X-quang, cũng như thảo luận với bạn về phương pháp điều trị những vấn đề đó. Răng khôn thường được nhổ thông qua phẫu thuật nhổ răng khôn khi có các dấu hiệu như sau:

  • Những chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh răng khôn có thể bị tổn thương
  • Nguy cơ răng mọc ngầm
  • Nguy cơ viêm nhiễm răng
  • Hình thành u nang hoặc khối u

Một số bác sĩ khuyên nên chủ động nhổ răng khôn khi chúng chưa mọc hoàn toàn đầy đủ. Nhiều bác sĩ cho rằng tốt hơn là nhổ răng khôn ở độ tuổi trẻ, trước khi chân răng được hình thành đầy đủ, và khi đó sự phục hồi thường nhanh hơn sau khi tiểu phẫu. Đây là lý do tại sao một số bạn có răng khôn bị nhổ trước khi răng gây ra vấn đề. Việc đó giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng trong tương lai, và những bệnh nhân lựa chọn nhổ răng khôn hiếm khi gặp các biến chứng nghiêm trọng.

Nhổ răng khôn cần lưu ý những gì?

Trước khi nhổ răng khôn:

  • Thăm khám tổng quát, thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, chụp X-quang răng.
  • Trao đổi rõ ràng với Bác sĩ về các bệnh lý toàn thân đang mắc phải, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc điều trị bệnh đang sử dụng.
  • Tiến hành lấy vôi răng để tránh tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm.
  • Nghỉ ngơi sớm cũng như tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước ngày nhổ răng khôn.
  • Khi nhổ răng nên có người nhà đi cùng, tâm lý nên thoải mái, thư giãn.

Sau khi nhổ răng khôn:

  • Tuân thủ các chỉ định của Bác sĩ.
  • Uống thuốc theo toa để giúp vết thương mau lành hơn. Lưu ý, không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của Bác sĩ điều trị.
  • Sưng, đau, sốt nhẹ, chảy máu là những biểu hiện thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng. Để giảm bớt các dấu hiệu này, bạn có thể chườm lạnh ở vùng má gần vị trí nhổ răng trong ngày đầu và chườm nóng vào các ngày sau để tan máu tụ.
  • Nếu trình trạng sưng, đau, sốt kéo dài kèm theo chảy máu không dứt, bạn nên thăm khám ngay lập tức để được điều trị, tránh nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác.
  • Thăm khám theo định kỳ để theo dõi và kiểm tra vết thương.

Nhổ răng khôn đau không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề Bác sĩ trực tiếp điều trị, trang thiết bị nha khoa.

Vì vậy, hãy đến Nha khoa Đông Mỹ – 129 Đường Đông Mỹ- Thanh Trì – Hà Nội. Một địa chỉ uy tín, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo một quy trình xử lý răng khôn an toàn, không đau nhức, nhanh lành!